Nhu cầu thiết kế nhà xưởng lớn nhỏ, thi công xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất ngày càng tăng cao là thiết yếu đối với 1 doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, Công ty TBCons là một doanh nghiệp chuyên Thiết kế – Thi công xây dựng nhà xưởng tiền chế trọn gói với từ mọi cấp độ theo từng nhu cầu phân loại nhà xưởng, nhà kho, nhà tiền chế. Từ thiết kế ban đầu, làm móng, đổ cột nhà thép tiền chế đến nhà xưởng phối hợp văn phòng, xây dựng nhà xưởng sản xuất, xây dựng nhà kho, xây dựng nhà xưởng, gia công lắp dựng khung kèo thép. Chọn nhà tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp là việc rất cần thiết để có thiết kế tốt nhất. Sau đó với kinh nghiệm thi công nhà xưởng của TBCons sẽ thực hiện thật tốt các công đoạn chắc chắn đem lại sản phẩm hoàn hảo cho Quý khách với chi phí tiết kiệm, an toàn hiệu quả nhất cho chu đầu tư.
Đơn giá thiết kế nhà xưởng tại tphcm năm 2024
Dưới đây là bảng đơn giá thiết kế nhà xưởng được chúng tôi tổng hợp từ nhiều công ty và đưa ra bảng đơn giá thiết kế nhà xưởng trung bình theo từng loại nhà xưởng cần thiết kế mời quý vị cùng theo dõi.
LOẠI NHÀ XƯỞNG THIẾT KẾ | ĐƠN GIÁ (VND/M2) | GHI CHÚ |
---|---|---|
Thiết kế nhà kho | 40.000 | Đơn giá thiết kế tuỳ thuộc và quy mô |
Thiết kế nhà xưởng tiền chế | 50.000 | Đơn giá thiết kế tuỳ thuộc và quy mô |
Thiết kế nhà xưởng bê tông cốt thép | 60.000 | Đơn giá thiết kế tuỳ thuộc và quy mô |
Thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng | 70.000 | Đơn giá thiết kế tuỳ thuộc và quy mô |
Thiết kế xưởng với yêu cầu đặc biệt | 90.000 | Đơn giá thiết kế tuỳ thuộc và quy mô |
Thiết kế các công trình năng lượng. | Liên hệ | Đơn giá thiết kế tuỳ thuộc và quy mô |
Thiết kế nhà công nghiệp có khẩu độ lớn. | Liên hệ | Đơn giá thiết kế tuỳ thuộc và quy mô |
Thiết kế nhà công nghiệp với nhiều khẩu độ. | Liên hệ | Đơn giá thiết kế tuỳ thuộc và quy mô |
Báo giá thiết kế nhà xưởng kết cấu thép tiền chế
STT | DIỆN TÍCH THIẾT KẾ | ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ (VND/M²) |
1 | Nhà xưởng từ 1.000 đến 2.000m² |
24.000/m²
|
2 | Nhà xưởng từ 2.000 đến 3.000m² | 22.000/m² |
3 | Nhà xưởng từ 3.000 đến 5.000m² | 20.000/m² |
4 | Nhà xưởng từ 5.000 đến 10.000m² | 13.000/m² |
5 | Nhà xưởng từ 10.000 đến 100.000m² | 10.000/m² |
Báo giá thiết kế nhà xưởng bê tông cốt thép
STT | DIỆN TÍCH THIẾT KẾ | ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ (VND/M²) |
1 | Nhà xưởng từ 1.000 đến 2.000m² |
25.000/m²
|
2 | Nhà xưởng từ 2.000 đến 3.000m² | 23.000/m² |
3 | Nhà xưởng từ 3.000 đến 5.000m² | 21.000/m² |
4 | Nhà xưởng từ 5.000 đến 10.000m² | 14.000/m² |
5 | Nhà xưởng từ 10.000 đến 100.000m² | 12.000/m² |
Chi phí thiết kế nhà xưởng = Đơn giá thiết kế x Diện tích xây dựng + Móng + Mái.
Lưu ý: Đơn giá chưa bao gồm chi phí:
- Lập hồ sơ xin phép xây dựng, và bản vẽ xin phép xây dựng báo giá thiết kế nhà xưởng 2024.
- Lập hồ sơ hoàn công công trình, và bản vẽ hoàn công công trình.
- Lập hồ sơ xin phép phòng cháy chữa cháy.
- Khảo sát địa chất nơi công trình xây dựng.
- Chi tiết cho đơn giá thiết kế xưởng
- Phần thiết kế sơ bộ phương án kiến trúc: Chiếm 30% chi phí thiết kế trên tổng giá trị hợp đồng thiết kế.
- Phần triển khai bản vẽ thiết kế kiến trúc: Chiếm 20% chi phí thiết kế trên tổng giá trị hợp đồng thiết kế.
- Phần triển khai bản vẽ thiết kế kết cấu: Chiếm 20% chi phí thiết kế trên tổng giá trị hợp đồng thiết kế;
- Phần triển khai bản vẽ thiết kế hệ thống M&E (điện & nước): Chiếm 20% chi phí thết kế trên tổng giá trị hợp đồng thiết kế;.
- Đóng dấu chịu trách nhiệm pháp lý: Chiếm 10% chi phí thiết kế trên tổng giá trị hợp đồng thiết kế.
Quy trình thiết kế nhà xưởng cở bản
-
Bước 1: Thiết kế cơ sở,
-
Bước 2 : Thiết kế bản vẽ thi công.
Ngoài 2 bước chính trên, các bước thiết kế có thể theo người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
- Phần thuyết minh thiết kế nhà xưởng bao gồm:
-
Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
-
Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.
-
Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.
-
Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.
-
Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
-
Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
-
Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
-
Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
-
Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
-
Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
-
Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực
Bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình.
Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Lưu ý khi thiết kế nhà xưởng thép và giám sát xây dựng nhà xưởng:
Khi xây dựng nhà xưởng cần lưu ý đến móng và nền nhà xưởng vì đây là phần chính của nhà xưởng. Phần móng và nền nhà xưởng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, giá thành xây dựng nhà xưởng. Nếu nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng, có độ cao so với nền xây dựng xưởng thì khi thi công phần móng sẽ không cần gia cố móng như ép cọc. Ngược lại, nếu thi công móng nhà xưởng nằm trên vùng đất yếu, đất bùn thì phần gia cố móng rất quan trọng đối với việc xây dựng xưởng. Vì vậy thiết kế móng nhà xưởng là việc rất quan trọng. Móng nhà xưởng công nghiệp thường là móng đơn hoặc ép cọc bê tông cốt thép. Khi đổ bê tông cho đà kiền hoặc cột...vì lý do gì đó phải tạm dừng, thì mạch ngừng phải nằm ở vị trí có lực cắt nhỏ và momen nhỏ.
- Riêng phần nền nhà xưởng thì tùy theo công năng dùng của nhà xưởng mà đơn vị thiết kế và thi công nhà xưởng có cách bố trí thép sàn nhà xưởng hợp lý. Ngoài ra, phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 10, 20, 30 hay 50cm là đều vô cùng quan trọng vì có những nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có tải trong lên đến vài chục tấn/m2. Với những nền xưởng cần chứa tải trọng rất lớn và xây trên nền đất yếu thì nên gia công ép cọc bê tông trong khu vực nền thì mới đảm bảo chịu lực.
- Sau khi thi công xong phần bê tông nền nhà xưởng thì phải tiến hành xoa nền nhà xưởng sau đó sẽ sơn lớp epoxy trên bề mặt bê tông nhằm chống bám bụi, dể lau chùi vệ sinh, tăng độ cứng cho nền…
- Phần cột thép, kèo thép nhà xưởng phải thiết kế vừa phải tránh bố trí thép thiếu hoặc dư. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng bình thường thì 1m2 khoảng 20-32kg thép tùy theo qui mô nhà xưởng, mức độ đầu tư tài chính. Tiêu chuẩn thiết kế nhà kho thì tùy thuộc vào loại hàng hóa chứa trong kho để có thiết kế đảm bảo chịu lực.
Tay nghề thi công của đội thợ cơ khí lắp dựng khung kèo nhà xưởng, đội thợ nề thi công phần nền, móng, vách nhà xưởng. Cần lựa chon các nhà thầu thi công nhà xưởng có uy tín để chánh các hệ lụy về sau.
Thi công nhà xưởng ngoài việc thi công phần móng bê tông cốt thép thật tốt, hệ đà kiềng thật tốt, phần nền thật tốt thì phần thi công kết cấu thép nhà xưởng , gia công lắp dựng kết cấu thép là yếu tố rất quan trọng để hoàn thành nhà xưởng có chất lượng tốt, đạt tiến độ, thẩm mỹ cao.